Nghỉ hưu đến khi qua đời Võ_Nguyên_Giáp

Nghỉ hưu

Võ Nguyên Giáp năm 2008

Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo tiểu sử tóm tắt khi ông mất, ông đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến tháng 12 năm 1986.[79]

Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18,[80] hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản.[81]

Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu.[82] Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.[83] Vào đầu năm 2009, ông góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông đã viết 3 bức thư đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét lại cẩn thận dự án này[84] vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.

Đại thọ 103 tuổi

Dòng người vào viếng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi.

Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và tròn 70 năm tuổi đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu "Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử, chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn, là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi, đây là điều hết sức vui mừng..."

Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Khu mộ Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình

Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống.[85] Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.[86]

Qua đời

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào hồi 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013,[87][88] tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội-nơi ông thường xuyên tới điều trị từ năm 2009.[88] Ông hưởng thọ 103 tuổi (tuổi âm) và là tướng lĩnh Việt Nam sống thọ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay.

Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo đại tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013. Ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình.[89] Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 km.[90]

Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nơi ông an táng đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Võ_Nguyên_Giáp http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/b... http://militaryhistory.about.com/od/army/p/giap.ht... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/631640 http://www.freenewspos.com/english/video/CNN/JKiDr... http://www.lonelyplanet.com/vietnam/history#72289 http://www.nytimes.com/2013/10/05/world/asia/gen-v... http://world.time.com/2013/10/04/legendary-vietnam... http://www.time.com/time/asia/2006/heroes/index.ht... http://chientranhvietnam.wordpress.com/2012/05/03/... http://thecarthaginiansolution.files.wordpress.com...